Các nhà sản xuất dệt may Việt Nam có thể khẳng định vị trí dẫn đầu với việc quản lý hóa chất có trách nhiệm

0 Giá: Liên hệ để biết giá

    Những doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu của chương trình Mức Thải Hóa Chất Nguy Hiểm Bằng Không (ZDHC) nếu họ muốn hợp tác với những thương hiệu quốc tế. 

    Tư Vấn Miễn Phí
    • MIỀN BẮC : 033.211.7777
    • MIỀN NAM : 0903.723.006

    Thông tin chi tiết

    Ảnh hưởng của hóa chất nguy hại

    Trong những năm gần đây, người tiêu dùng hiện đại trên toàn thế giới đang chú trọng đến quá trình sản xuất các sản phẩm dệt và may mặc mà họ quan tâm. Nhiều người lo ngại rằng liệu những sản phẩm mà họ mua có được sản xuất trong môi trường an toàn cho công nhân và môi trường nói chung hay không. Trên thực tế, nhiều công ty cũng đang tiến hành quản lý hóa chất có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là trong ngành sản xuất hàng may mặc và giày dép.

    Ngành dệt quốc tế sử dụng hơn 2.000 hóa chất khác nhau trong hơn 800.000 nhà máy trên toàn thế giới. Nhiều trong số đó là những hoá chất nguy hại và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người và ô nhiễm môi trường. Một số hóa chất có thể vẫn còn sót lại trong quần áo thành phẩm, trong khi những chất khác như hợp chất perfluorinated (PFCs) gây ung thư và các vấn đề về sinh sản có thể bị rò rỉ từ các nhà máy và làm ô nhiễm nguồn nước.

    Các doanh nghiệp sản xuất có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách từng bước loại bỏ hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất sản phẩm thời trang và may mặc. Điều này sẽ tạo ra những sản phẩm quần áo và giày dép an toàn cho người sản xuất, cho người mặc và an toàn cho cả thế giới.

     

    tuv-rheinland-image-2-sk-331556552_core_1_x

     

    Sự hình thành và phát triển của chiến dịch DETOX

    Chiến dịch DETOX (tạm dịch là chiến dịch giảm thiểu tối đa các chất nguy hại cho môi trường) đã được phát động vào năm 2011 nhằm khuyến khích việc quản lý hóa chất có trách nhiệm cho ngành công nghiệp may mặc và da giày. Hiện nay, hơn 40% thương hiệu quần áo và dệt may quốc tế đã cam kết hướng đến việc loại bỏ các hóa chất độc hại trong chuỗi cung ứng của họ.

    Các bên liên quan tại những thị trường này biết rằng khi một thương hiệu cụ thể thực sự quan tâm đến môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng và công nhân thì lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng sẽ tăng cao bởi vì họ đã có những thái độ tích cực đối với thương hiệu đó.

    Bên cạnh việc tạo ra một thế giới an toàn và trong sạch hơn, cam kết cùng chiến dịch DETOX có thể dễ dàng tạo nên những quảng bá tích cực, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế lớn tại các thị trường một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nó giúp cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên và đem lại lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp vì các hóa chất an toàn hơn đòi hỏi ít vốn đầu tư hơn để mua thiết bị bảo hộ cần thiết cũng như giảm chi phí trong việc quản lý và xử lý nước thải.

    Với mục tiêu cuối cùng là loại bỏ việc sử dụng hóa chất độc hại như chiến dịch DETOX, 24 thương hiệu, 59 chuỗi sản xuất, kinh doanh, phân phối và 15 hiệp hội trên toàn cầu đã cùng nhau thành lập Tổ chức ZDHC (Zero Discharge of Hazardous Chemicals – tạm dịch là Mức Thải Hóa Chất Nguy Hiểm Bằng Không). Như vậy, tổ chức ZDHC hiện nay đã bao gồm khoảng một phần ba ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới. Tổ chức này đã đưa ra danh sách các chất cần hạn chế sử dụng trong quá trình sản xuất (MRSL) để doanh nghiệp ưu tiên kiểm soát.

    Chương trình ZDHC, hướng tới Mức Thải Hóa Chất Nguy Hiểm Bằng Không, bao gồm nhiều yêu cầu. Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là đào tạo cho nhân viên để hiểu rõ về việc quản lý hóa chất có trách nhiệm, bao gồm nhận diện và sử dụng hóa chất một cách hợp lý và an toàn … Thông qua các chương trình đào tạo, doanh nghiệp cũng cải thiện được cách quản lý tồn kho và kiểm soát quá trình sử dụng những hóa chất được đánh giá là nguy hại theo danh sách các chất cần hạn chế sử dụng trong quá trình sản xuất (MRSL) của ZDHC.

    Doanh nghiệp sản xuất cần thử nghiệm nước thải và bùn thải để kiểm soát việc loại bỏ các hóa chất độc hại. Nếu kết quả thử nghiệm cho thấy có sự hiện diện của hóa chất cần hạn chế sử dụng, doanh nghiệp cần rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất và tìm ra giải pháp để loại bỏ hoặc thay thế bằng hóa chất khác.

    Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tham gia như thế nào

    Những doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam muốn hợp tác với các thương hiệu quốc tế cần hành động để chứng minh việc loại bỏ các hóa chất độc hại này trong quá trình sản xuất. Sự công nhận này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh lớn trong việc xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu.

    Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng của các thương hiệu đã tham gia chiến dịch DETOX hoặc tổ chức ZDHC có thể đáp ứng yêu cầu của các thương hiệu nhờ sự hỗ trợ của TÜV Rheinland. Chương trình DETOX Control của TÜV Rheinland được thiết kế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam trong việc quản lý hóa chất có trách nhiệm. DETOX Control bao gồm tất cả các yêu cầu của chương trình Mức Thải Hóa Chất Nguy Hiểm Bằng Không (ZDHC), từ thử nghiệm theo danh sách các chất cần hạn chế sử dụng trong quá trình sản xuất (MRSL), kiểm tra nước thải và bùn thải, đánh giá và đào tạo và các thử nghiệm khác theo yêu cầu của nhãn hàng.

    TS. Nguyen Ba Hoai Anh

    “Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, các chuyên gia của TÜV Rheinland có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà khách hàng mong đợi”Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoài Anh, Giám đốc Phòng thử nghiệm Softlines của TÜV Rheinland Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Chúng tôi giúp các doanh nghiệp sản xuất tự tin công bố và báo cáo dữ liệu tuân thủ theo các yêu cầu của thương hiệu mà họ muốn hợp tác”.

    Bên cạnh việc trở thành phòng thử nghiệm được phê chuẩn thực hiện thử nghiệm theo các yêu cầu của chương trình ZDHC, TÜV Rheinland Việt Nam cũng đã triển khai các khóa đào tạo được ZDHC công nhận kể từ tháng 10 năm 2017. Mục tiêu của khóa đào tạo là giúp các nhà máy nâng cao năng lực kiểm soát và loại bỏ hóa chất độc hại. Những chủ đề chính bao gồm hệ thống quản lý hóa chất, quản lý tồn kho hóa chất có trách nhiệm, xử lý hóa chất một cách thích hợp và các phương pháp xử lý hiệu quả khác. Đến nay đã có hơn 50 nhân viên của các nhà máy ở Việt Nam được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học này.

    Các thương hiệu trên khắp thế giới đã tham gia chiến dịch DETOX nhằm hướng đến một tương lai bền vững cho ngành dệt may. Những doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam cần chủ động chuẩn bị càng sớm càng tốt để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh và hòa nhập với xu thế phát triển của ngành.

    Theo báo “Diễn đàn doanh nghiệp”

    Từ khóa:  

    Bình luận

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Sản Phẩm Liên Quan